Trong cuộc sống hàng ngày, người tiêu dùng thường thấy từ viết tắt ROHS xuất hiện trên vỏ bao bì của sản phẩm. Hầu hết mọi người ai cũng hiểu đó là sự chứng nhận về tuân thủ những tiêu chuẩn nào đó vì ROHS được ghi chú kèm theo với những chứng nhận tiêu chuẩn khác, nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu được khái niệm ROHS và tiêu chuẩn này đại diện cho những quy định quy chuẩn nào.
Tiêu chuẩn RoHS là Gì?
- Là chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử hay Chỉ thị RoHS (Restriction of hazardous substances directive in electrical and electronic equipment 2002/95/EC, viết tắt là RoHS) được Liên minh châu Âu thông qua vào tháng 2 năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, và được yêu cầu để được thi hành và trở thành luật ở mỗi nước thành viên.
- Chỉ thị này hạn chế việc sử dụng sáu chất độc hại trong sản xuất các loại thiết bị điện và điện tử. Nó liên quan chặt chẽ với Chỉ thị về thiết bị điện và điện tử thải loại 2002/96/EC (WEEE) đặt ra các mục tiêu cho việc thu hồi, tái chế đối với hàng hóa điện và là một phần của một sáng kiến lập pháp để giải quyết vấn đề một lượng lớn độc hại chất thải điện tử. RoHS thường được đánh vần hay phát âm là /rɒs/, /rɒʃ/, /roʊz/, /roʊhɒz/.
Các chất nguy hiểm
Có 6 chất là đối tượng của chỉ thị này:
1. chì (Pb): Chì là chất được sử dụng chính trong sản xuất pin, tivi và màn hình máy tính.
2. cadmim (Cd): Cadmium được sử dụng trong sản xuất pin cadmium mạ kền, mạ điện, chất nhuộm, hợp kim hàn, hệ thống cảnh báo,…
3. Thủy ngân (Hg): Thủy ngân được sử dụng trong các nhà máy sản xuất đèn huỳnh quang, mạ nhôm, bản mạch in…
4. hexavalent chromium (Cr6+): Crom hóa trị 6 được sử dụng trong công nghệ in ảnh, sơn, nhựa, sản xuất thép không gỉ…
5. polybrominated biphenyls (PBB): Hợp chất này được sử dụng sản xuất các bọt nhựa, chất dẻo có trong các thiết bị điện trong nhà…
6. polybrominated diphenyl ethers (PBDE): Hợp chất này được sử dụng trong thiết bị điện gia dụng, bảng mạch in, tụ điện…
Các loại thiết bị điện-điện tử
Các thiết bị điện-điện tử nằm trong đối tượng điều chỉnh của chị thị này được chia thành 10 nhóm:
1. đồ gia dụng lớn (như tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng),
2. đồ gia dụng nhỏ (như máy hút bụi, lò nướng)
3. thiết bị IT và thiết bị viễn thông,
4. thiết bị tiêu dùng (radio, TV, nhạc cụ),
5. dụng cụ điện-điện tử,
6. dụng cụ y khoa,
7. máy chế biến tự động,
8. thiết bị chiếu sáng,
9. đồ chơi,
10. dụng cụ quan sát và kiểm soát.
Tiêu chuẩn RoHS là gì? Chỉ thị về hạn chế chất nguy hiểm là gì?
Điều luật này được thực hiện bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, tất cả những sản phẩm mà chứa một trong 06 chất trên đều không được bán tại Châu Âu. Cùng với RoHS còn có quy định về việc tái chế các thiết bị điện tử gọi là WEEE (Waste from Electrical and Electronic Equipment) cũng sẽ được áp dụng.
Chính vì RoHS , những nhà sản xuất muốn bán được sản phẩm vào thị trường Châu Âu thì trên sản phẩm phải được đăng kí với Logo “RoHS-compliant”. Một vấn đề theo tính truyền thống chính là việc hàn thiết bị mà thành phần của nó có 60% là Thiếc (Sn) và 40 % là Chì (Pb), nên họ phải nghiên cứu vật liệu khác để hàn. Như chúng ta đã biết rằng "việc dán" những thành phần điện tử lên bảng mạch in PCB ( printed circuit board) thay thế Chì bằng Bạc, Đồng và Bismuth. Những vật liệu thay thế sẽ đem lại một số vấn đề:
• Nhiệt độ nóng chảy cao hơn: theo truyền thống hàn bằng Thiếc/Chì thì nhiệt độ 180°C, trong khi đó dùng vật liệu khác nhiệt độ nóng chảy là 227°C. điều đó có nghĩa là những thành phần điện tử phải hỗ trợ nhiệt độ hàn mới với yêu cầu cao hơn.
• Vật chất thay thế Thiếc / Chì vẫn đang còn nghiên cứu , phát triển bằng một vài vật liệu khác nữa, do đó chúng vẫn chưa được chuẩn hoá .
• Sửa chữa: Những người hỗ trợ kỹ thuật phải biết chính xác vật liệu sản xuất . Do đó trên PCB phải đánh dấu về thông tin này ví dụ như hợp chất 99C (99.7% Thiếc, 0.3% Đồng) để dễ sửa chữa , thay thế .
• Sự kiểm tra bằng mắt thường: do vật liệu mới để hàn khác nhiều với vật liệu cũ, Thiếc / Chì, nên khó kiểm tra lỗi bằng mắt thường nếu không được luyện tập thường xuyên.