Trái trâm chín màu tím còn non và già thì màu xanh đến khi gần chín nó chuyển thành màu đỏ và dân dần chín thì chuyển thành mầu đen tím rất đẹp mắt.
Dươi đây là một số hình ảnh của trái trâm, các bạn nào chưa biết thì tham khảo nhé.
Xem video và Hình ảnh về Cây trâm và trái trâm:
Trái trâm non, quả trâm non.
Trái trâm mới vừa chín, quả trâm vừ chín
Trái trâm
Trái trâm chín trên cành.
Trái trâm
Trái trâm, quả trâm
Trái trâm, quả trâm
Chim chào mào là kẻ ăn trái trâm chín đầu mùa trước khi chúng ta hái trâm. (Chào mào đang ăn chòi mòi... một loại trái hấp đẫn khác.)
Tham khảo thêm bài viết Chơi giữa mùa trâmvề trái trâm, quả trâm của tác giả: Trần Cao Duyên
Thăm nhà lần này, đi qua cổng chợ, mình chợt sững lại khi thấy một rổ trâm căng mọng màu tím sẫm. Mua năm lon, bà cụ chỉ lấy mười ngàn đồng. Đường về rộn vui, càng vui hơn khi những trái trâm bây giờ đang gợi nhắc về một thời xa lắc.
Chị Hai đi chợ về đã thấy môi miệng thằng em “vừa rũ bụi đường” đang bị trâm nhuộm tím. Chị nói úi chết, ăn trâm buổi sáng xót bụng lắm đó em. Chị đâu biết mình càng ăn càng thấy “êm ái” chớ xót đâu mà xót.
Trái trâm chín mọng
Hồi đó, cạnh đình làng có hai cây trâm cành lá sum suê. Chỗ đó là “giang sơn” của một bầy con nít ranh xóm mình. Những trò chơi u tù, bịt mắt bắt dê, bắn bi, đá dế, ô ăn quan... đều diễn ra dưới bóng trâm. Nhớ nhất là chơi đánh trận giả. Những nhánh trâm xanh tốt bị tụi mình bẻ xuống, giắt lưng quần để “ngụy trang”. Đứa nào xui, trúng nhánh trâm có kiến hoặc sâu bọ là cả bọn biết ngay, vì đang chơi, “nạn nhân” bỗng nhảy loi choi, thò tay vào quần gãi lia lịa rồi chạy ra giếng làng. Da nổi từng giề, đau rát, ngứa ngáy mấy cũng im re vì bụng làm... mông chịu. Gọi là đánh trận giả nhưng có khi ôm nhau đánh thiệt đến bầm mặt bầm mày vì những chuyện không đâu.
Trâm ra trái từ giữa thu và kéo dài sau đó mấy tháng. Bọn trẻ ngày nào cũng hóng hớt nhìn, hễ chùm nào ngả màu tím sẫm là leo lên suốt. Hái trâm cũng có nhiều chuyện buồn cười. Thời đó con nít chỉ “chuyên trị” quần đùi. Có thằng leo chưa tới chạc đã bị toạc đáy quần, lộ hết “hàng non”, con gái chơi nhảy dây ở dưới nhìn lên nói “lêu lêu mắc cỡ”. Chẳng sao, hái trâm cái đã. Đầy túi thì về cởi ra cho mẹ khâu lại. Có thằng bị ong lẻ chích, chưa kịp chạy về nhà xức vôi thì đã “nở mặt nở mày”. Mình cũng có lần bị ong đốt, mặt sưng như cái mâm, tưởng có thể... dọn cơm lên được. Chị Hai chọc “ăn trâm nhiều vào cho mau xẹp”.
Trái trâm ngọt ít, chát nhiều, thịt cũng chẳng bao nhiêu mà bọn trẻ thích mê man. Năm sáu đứa tụi mình, đứa nào cũng nhét gói trâm vào cặp trước khi tới trường làng. Ăn không hết thì đổi dây thun cho “bọn” tóc đuôi gà, đổi chớ quyết không cho. Có khi quên, để cả tuần trong cặp, những trái trâm bị ép xẹp lép, tứa nước ra, nhuộm tím cả mấy quyển vở. Màu mực tím trên từng hàng chữ nguệch ngoạc giờ tím thêm lần nữa, lem nhem loang lổ, đố... thầy đọc được.
Nổi hứng, mình gọi cho cô bạn cùng quê, nói tui đang chơi giữa mùa trâm đây nè. Cô ấy reo lên: “A, ông về quê hả, đã quá ta. Mùa này trâm chín dữ lắm. Nhớ đem vào cho mấy lon nhé”.
Miền tây Trâm cũng rất nhiều, Tri Tôn vào mùa thu hoạch trái trâm:
Các hộ nông dân ấp Tô Trung và Tô Thị, xã Núi Tô (Tri Tôn) đang vào mùa thu hoạch trâm bán với giá từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Chị Néang Nhen cho biết, mùa trâm bắt đầu khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, bình quân mỗi cây cho thu hoạch từ 40- 50kg.
Xã Núi Tôn hiện có trên 1.000 gốc trâm, được người dân trồng theo bờ ruộng, bờ kênh lấy bóng mát. Trái trâm ở đây có vị ngọt dịu, màu đen bóng, trồng khoảng 7 năm thì mới bắt đầu thu hoạch nhưng kéo dài đến trên 50 năm. Sau đó, những cây to, thẳng (thường có vân rất đẹp) được dùng làm gỗ đóng bàn ghế, trang trí nội thất.