Loại quả này có nguồn gốc từ Brazil và các nước Nam Mỹ khác.Trông nó giống như một chùm nho, chỉ có điều chúng không kết thành trùm riêng mà mọc bám trực tiếp lên thân cây. Mặc dù vậy đây là một loại quả thuộc họ dâu. Chúng thường được sử dụng trong các món tráng miệng.
Mức độ nổi tiếng của loài quả này có thể được so sánh với loài nho Mỹ. Quả thường được ăn sống hoặc dùng để ngâm rượu làm thức uống.
2. Kiwano (Trái dưa gai)
Còn được gọi là quả cá nóc do hình dạng giống y hệt loại cá mang độc dưới đại dương. Đây là loại quả thuộc vào họ dưa. Hình dạng của nó rất kì quặc. Bên ngoài là lớp vỏ màu cam đầy gai. Bên trong là lớp ruột trong màu xanh, ăn giòn giòn như dưa chuột. Vị của loại quả này là sự kết hợp giữa vị dưa chuột và chuối. Khi chín sẽ nổ tung và bắn hạt của chúng đi khăp nơi. Dưa gai là loài quả cây bản địa của khu vực sa mạc Sahara.
Chúng du nhập vào các vùng như bang California, Mississippi của Mỹ, các quốc gia khác như Chile, Úc, và New Zealand.
3. Trái tay Phật
Trái tay Phật hay còn gọi là Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Trái cây này có hương thơm đặc biệt. Phật thủ thường không dùng để ăn sống giống như các loại trái cây khác.
4. Trái Hala
Các tên gọi phổ biến khác của quả Hala bao gồm Thaazhai (Tamil), Hala (Hawaii), Fala (Samoa), Bacua (Tây Ban Nha), Vacquois (Pháp). Đây là loài quả có hình dáng khá kì lạ, quả có hình trứng hoặc hình cầu có đường kính từ 4-20cm, dài từ 8 -30cm. Quả được tạo thành từ 38 – 200 múi, có bó xơ bao ngoài (như múi dừa nước), mỗi múi có trung bình khoảng 2 hạt, đôi khi có trường hợp đến 8 hạt. Các múi này có thể nổi trên mặt nước, do đó hạt Pandanus Tectorius dễ dàng phát tán theo dòng hải lưu. Quả Hala có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Lá của cây được dùng để làm các bộ váy, lợp nhà hoặc đan rổ.
5. Salak (Trái “Da rắn”)
Trái da rắn có tên địa phương là Salak Gula Pasir, tiếng Anh gọi là snakefruit, tên khoa học Salacca zalacca, gốc gác ở các đảo Java và Sumatra của Indonesia. Cũng có người gọi là trái mây. Đây là một loại trái cây nhiệt đới có ở khắp Indonesia. Cây da rắn trông giống như cây cọ và trái rắn mọc thành từng chùm giống như dừa nước. Cây da rắn ngắn với những tàu lá như lá dừa có thể dài tới 6m và những chiếc cuống lá dài khoảng 2m. Trái da rắn hình tròn có một đầu nhọn trông giống như củ hành lớn. Vỏ màu đỏ hay nâu đậm. Bên ngoài vỏ có lớp lông mềm. Sau khi thu hoạch, người ta chà cho sạch lớp lông bên ngoài này.
6. Sapote đen (Hồng sô cô la)
Hồng sô cô la hay còn gọi là hồng đen là loại cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Mexico. Quả ăn rất ngon, ngọt có hương vị như sô cô la. Vỏ quả hồng khi xanh có màu xanh, bóng sáng. Khi chín, vỏ của quả hồng sô cô la hơi “nhăn”, màu xanh nâu. Thu hoạch quả già, để tầm 3-6 ngày là quả chín, khi đó ruột từ màu trắng sẽ chuyển nâu. Quả hồng không nên để tủ lạnh cho đến khi chín, lúc đó để tủ lạnh rồi bỏ ra ăn rất ngon.
7. Melothria scabra (Dưa hấu mini)
Dưa hấu nhỏ Mexico, tên khoa học Melothria scabra, là một loài cây leo ăn trái. Trái của nó có kích thước của nho, hương vị như dưa chuột với chút chua. Chúng còn được gọi là dưa hấu chuột, dưa chuột chua Mexico, cucamelon. Cây này có nguồn gốc ở Mexico và Trung Mỹ, nơi nó được gọi là sandita.
8. Aguaje
Loại quả được bao phủ bởi một lớp “vảy” màu đỏ này với tên gọi là Aguaje mọc phổ biến trong các khu rừng nhiệt đới thuộc Amazon. Aguaje mọc trên thân cây dạng cọ và khi chín có vị gần giống cà rốt. Nhưng điều đáng chú ý hơn cả là Aguaje mang giá trị dinh dưỡng cao bao gồm rất nhiều vitamin A và C. Quả Aguaje được sử dụng để làm nước uống, kem và rượu, đôi khi dùng để trị bỏng.
9. Chuối đỏ
Chuối đỏ còn được gọi là chuối Dacca có xuất xứ từ Australia. Kích cỡ quả nhỏ hơn chuối thông thường, nhưng vỏ dày màu đỏ đậm, thịt chuối mềm, ngọt và có vị thơm nhẹ giống như mâm xôi hay xoài.
10. Tamarillo (Cà Mỹ)
Tamarillo là họ hàng của cà chua, cà tím và ớt. Nó giống như cà chua chua ngọt, phù hợp cho cả món tráng miệng và đồ trang trí. Quả cà chua thân gỗ Tamarillo có nhiều thịt, hình bầu dục, được đánh giá là loại cà chua giàu các vitamin và khoáng chất. Có thể ăn tươi trực tiếp như các loại trái cây khác hoặc dùng để làm salad, ép nước uống và dùng xào nấu các món như bình thường.
11. Miracle Berry (Trái thần kỳ)
Được trồng rất nhiều tại phía Tây Châu Phi, sở dĩ loài quả này có cái tên kì lạ trên là do nó có khả năng biến vị chua thành vị ngọt khi ăn kèm. Loại quả này khi ăn vào sẽ làm biến đổi các tế bào cảm nhận vị ngọt ở lưỡi và đánh lừa vị giác của bạn khiến cho bạn khi ăn đồ chua vào sẽ không cảm thấy chua mà chỉ cảm thấy vị ngọt, và bên cạnh đó thì nó chẳng có ảnh hưởng gì đến cấu trúc hóa học của các món bạn ăn vào cả.
12. Vôi ngón tay Úc
Tương tự Nho Ngón tay Nam Phi, Nho ngón tay Úc là dòng Nho lai, rất hiếm, có hình dáng cực kì đặc biệt, giống như ngón tay xinh xắn với hình thuôn dài khoảng 4cm, đường kính 1,5cm. Đây là giống nho không hạt, lúc mới cắn có vị chua nhẹ nhưng khi vô miệng lại ngọt ngọt, giòn giòn ăn rất thích.
Nho ngón tay Úc cung cấp nhiều chất chống oxi hóa rất tốt cho tim mạch, huyết áp cao. Chúng cũng rất tốt cho mắt, não và trí nhớ. Ngoài ra, vỏ nho còn rất tốt cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, có tác dụng thải độc tố…
13. Trái Ackee Nhật Bản
Loại quả có hình dạng giống trái lê và cùng họ với quả vải. Mặc dù có nguồn gốc từ Tây Phi nhưng nó được du nhập vào Jamaica năm 1778 và trở thành “quốc quả” của đất nước châu Mỹ này. Đây là nguyên liệu trong món ăn “quốc hồn quốc túy” của Jamaica: ackee và cá muối. Nhưng hãy coi chừng, nếu không được rửa và bóc vỏ cẩn thận, quả ackee có thể gây ra bệnh “nôn mửa Jamaica”, khiến nạn nhân có thể hôn mê và tử vong.
14. Quả Tầm Bóp
Tầm bóp, còn gọi là lồng đèn hay thù lù canh, có nơi còn gọi là bôm bốp, tên khoa học là Physalis angulata, thuộc họ Cà (Solanaceae). Tầm bóp ở Việt Nam có rất nhiều, tuy nhiên ít được sử dụng dù có khá nhiều dược tính tốt. Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới. Tầm bóp mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê.
15. Bòn bon
Bòn bon thuộc họ cây Xoan và hay cho ra những chum quả rất bắt mắt. Quả Bòn bon thường có hình tròn, ovan hoặc elip. Sinh trưởng rất nhiều tại Nam Á, Đông Nam Á, Bhutan và Ấn Độ. Những múi bòn bon nhỏ, trong suốt có vị chua khi chưa chín nhưng khi đã chín thì chúng có vị ngọt cực kỳ hấp dẫn.
16. Mãng Cầu
Mãng cầu được trồng rất nhiều tại các khu vực như Nam Á, Trung Mỹ, California, Hawaii, Nam Âu, Đông và Bắc Phi. Tiểu thuyết gia nổi tiếng Mark Twain từng nhận định đây là loại trái cây ngon nhất mà con người từng biết. Vài người cho rằng Mãng cầu có hương vị giống như chuối, đào, dứa, đu đủ và dâu được trộn lẫn với nhau.
17. Trái “quái vật” Monstera Deliciosa
Monstera deliciosa là tên một loại quả còn khá xa lạ với nhiều người, nó có hình dáng bên ngoài giống với bắp ngô mà chúng ta hay ăn. Cái tên Monstera deliciosa bắt nguồn từ hai từ tiếng Anh là Monster (Quái vật) và Delicious (Món ngon). Khi chưa chín loại quả này có độc tính rất mạnh nên bạn chỉ nên ăn khi chúng đã chín. Phần lớn độc tố tập trung ở lớp vảy ngoài hình lục giác được sắp xếp giống như tổ ong. Tuy nhiên, khi quả chín lớp vảy này sẽ tự động bong ra để lộ lớp thịt quả màu trắng có vị giống chuối và dứa vô cùng thơm ngon bên trong.
18. Cupuacu
Cupuacu là một loại quả chỉ có ở Brazil, cùng thuộc họ cây cacao, được dùng làm nguyên liệu sản xuất sô cô la. Cupuacu được nhận định là một trong những loại “siêu trái cây” của thế giới bởi hàm lượng dinh dưỡng cực kì phong phú của loại quả trên. Cupuacu có vị sô cô la kết hợp với dứa.
19. Dưa Pepino
Quả dưa hấu Pepino là giống quả lai giữa dưa hấu và quả lê. Dưa có vị thơm dịu, thường được sử dụng như món tráng miệng, làm salad hay sinh tố. Dưa Pepino còn có các tên khác như trái Phỉ Thúy vì những sọc tim tím trên vỏ dưa vàng. Một trái Pepino cung cấp rất nhiều vitamin, chất chống lão hóa và ung thư. Đây là loại trái cây bản địa của Nam Mỹ và được du nhập vào New Zealand và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tên tiếng anh: Durian, cái tên trên xuất phát từ từ ‘duri’ trong ngôn ngữ của người Malaysia-Indonesia và nó có nghĩa là “gai nhọn”. Sầu riêng được coi là “vua trái cây” tại Nam Á bởi hương vị đặc biệt của nó. Lớp vỏ đầy gai góc bên ngoài bao bọc phần ruột vàng óng thơm lừng bên trong.
Chính vì mùi vị rất mạnh và có thể làm một số người khó chịu nên loại quả này bị cấm sử dụng trong một vài khách sạn và phương tiện di chuyển công cộng tại Đông Nam Á.