Là một trong những loài linh trưởng nhỏ và quý hiếm nhất, loài khỉ lùn Tarsier từng bị cho là đã tuyệt chủng từ năm 1921. Tuy nhiên, 86 năm sau đó, chúng một lần nữa “tái xuất giang hồ”.
Những chú khỉ có kích thước chỉ bằng một con chuột với đôi mắt rất to chiếm gần hết khuôn mặt
Ngoài đôi mắt to, khỉ lùn Tarsier còn có một đôi tai to không kém. Đôi tai này hỗ trợ đắc lực cho chúng khi nghe ngóng động tĩnh của con mồi như côn trùng, chim, rắn hay thằn lằn. Chi sau của chúng cũng rất dài đặc biệt là xương mu bàn chân. Nhờ có đôi chân này, khỉ lùn Tarsier có thể chuyền cành thoăn thoắt trên những cành cây vào ban đêm. Khoảng cách một cú nhảy của chúng có thể dài gấp 40 lần chiều dài cơ thể.
2. Okapi
Nếu như bạn nhìn thấy Okapi lần đầu, bạn sẽ cho rằng đó là một loài vật được lai tạo giữa một chú ngựa vằn và một con hươu cao cổ, nhưng thực tế thì không phải vậy, Okapi là một loài động vật kỳ lạ được tìm thấy tại vùng rừng nhiệt đới phía Bắc và Đông Bắc nước Cộng hòa Congo.
Các nhà khoa học cũng ước tính chỉ còn lại khoảng 10.000 – 20.000 cá thể của loài động vật kỳ lạ này sống trong tự nhiên, song đang bị đe dọa bởi hoạt động săn bắn lấy thịt của người dân địa phương.
Okapi là loài động vật sống đơn lẻ, với đôi chân có sọc trắng như loài ngựa vằn và phần thân trên thì gần giống với loài hươu cao cổ.
Okapi có thể sống từ 15 – 20 năm, tùy theo điều kiện của tự nhiên. Những con Okapi cái thường mang thai trong khoảng từ 427 – 457 ngày trước khi sinh nở. Trong những tuần đầu tiên, những chú Okapi mới sinh sẽ được mẹ giấu kín trong các bụi cây và cai sữa sau 6 tháng.
Sự nóng lên của khí hậu toàn và nạn khai thác gỗ bừa bãi được xem là đang hủy hoại môi trường sống của những chú Okapi, song thực tế thì mối đe dọa từ các hoạt động săn bắn trái phép vẫn thường trực hơn. Hy vọng những nỗ lực bảo tồn sẽ giúp cho loài động vật kỳ lạ này tránh xa bờ vực tuyệt chủng.
3. Chuột chù Sao Tome
Chuột chù Sao Tome thuộc danh sách những động vật đang cực kỳ nguy cấp bởi vì không phải chỉ còn rất ít số lượng của loài, môi trường sống của chúng đang dần dần suy giảm. Chúng chỉ được tìm thấy duy nhất ở hòn đảo Sao Tome là một hòn đảo nhỏ mà ngay dưới nó là núi lửa vẫn đang hoạt động trên Đại Tây Dương.
Những con chuột chù dài chưa đến 8cm, có hàm răng trắng, nhỏ và bụng màu trắng
4. Chó sói đỏ
Chó sói đỏ hay chó sói lửa, sói lửa, sói đỏ là một loài thú ăn thịt thuộc họ Chó.
Sói đỏ có nguồn gốc từ Nam Á từng được cho là tuyệt chủng từ năm 1980
5. Gấu túi mũi rậm lông phương Bắc
Là một loài thú có túi ở Bắc Úc với thân hình mập mạp, những chiếc chân bè bè chắc nịch cùng móng vuốt khỏe mạnh, giúp chúng có thể dễ dàng đào hang dưới lòng đất. Hiện nay, đây là loài gấu túi Úc lớn nhất, một chú gấu túi Úc trưởng thành có độ dài 1 mét và cân nặng 40kg. Chúng có lớp lông mềm và một dáng đi vụng về, lạch bạch (nhưng chúng có thể chạy nhanh đến 40km/ giờ. Hiện nay chỉ còn 100 cá thể tồn tại trong một khu vực bảo tồn nhỏ ở Queensland).
6. Dơi đuôi màng
Dơi đuôi màng Seychelles là loài động vật thường thấy ở đảo Silhouette, Mahé, Praslin và La Digue thuộc quần đảo Seychelles phía Bắc Madagascar.
Chúng thường sống thành bầy và có tiềm năng sinh sản khá cao. Nhưng không may là chúng lại rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường sống và luôn phải tìm những vị trí đậu khác nhau để ngủ, sự sống của chúng không dài nên chúng cũng liệt vào danh sách những loài quý hiếm. Đến nay chỉ còn khoảng 100 con trên Trái Đất.
7. Tê giác Javan
Tê giác Javan từng phân bố ở các đảo của Indonesia, trải rộng toàn bộ Đông Nam Á, tới cả Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay chúng đang ở trong tình trạng nguy cấp, với chỉ hai quần thể được ghi nhận trong môi trường tự nhiên và không có con nào trong các vườn thú.
Loài tê giác Javan có thể sống đến khoảng 30–45 năm trong điều kiện hoang dã
Sự suy giảm của loài này được cho là do việc săn bắt trộm, chủ yếu để lấy sừng, một loại dược liệu có giá trị cao trong y học phương Đông truyền thống và có thể bán được với giá lên tới 30.000 đôla một kg tại các chợ đen, chúng còn gặp nguy hiểm bởi sự săn trộm, bệnh tật và sự giảm sút đa dạng di truyền gây ra bởi giao phối cận huyết.
8. Hổ khoang vàng
Hổ khoang vàng là trường hợp biến đổi màu sắc rất hiếm, được gây ra bởi gen lặn và hiện chỉ được tìm thấy ở môi trường nuôi nhốt. Hiện có khoảng 30 chú hổ khoang vàng được nuôi dưỡng tại các vườn thú trên toàn thế giới,
Chúng có kích thước lớn, đôi khi còn được gọi là hổ dâu vì có màu vàng dâu ngọt ngào.
Đặc điểm của hổ khoang vàng là màu lông thường mang sắc vàng nổi bật hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, cùng độ dày và mịn màng đáng kể, tạo nên sự tương phản thú vị về ngoại hình. Có thông tin cho rằng hổ khoang vàng là sự kết hợp giữa 2 loài cực kỳ quí hiếm là Amur và Bengal, hiện đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn lấy da, cao hổ ngoài vòng kiểm soát.
9. Cá heo nước ngọt
Loài cá heo này sống ở sông Dương Tử, Trung Quốc hiện nay số lượng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Chỉ có 13 cá thể được tìm thấy trong cuộc điều tra giữa năm 1997 và 1999. Cá heo nước ngọt bị đánh bắt bằng lưới, bằng thuyền hoặc chết do ô nhiễm công nghiệp ở sông Dương Tử. Những lệnh cấm đánh bắt và mua bán cá đã được đặt ra, nhưng những lệnh cấm này đã bị rất nhiều người bỏ qua. Đến năm 2007, người ta vẫn tìm thấy ít nhất một cá thể còn tồn tại
10. Rùa đảo Pinta
Rùa đảo Pinta được coi là sinh vật hiếm nhất trên thế giới và là biểu tượng nổi bật cho những nỗ lực bảo vệ môi trường ở Galapagos nói riêng và quốc tế nói chung.
Do sự xuất hiện của loài dê hoang dã trên đảo, thảm thực vật của Pinta đã bị mai một đáng kể. Sau khi được phát hiện, “George cô độc” được chuyển về Trung tâm Nghiên cứu Charles Darwin, hiện nay tuổi của chú rùa được ước tính từ 60 đến 90 tuổi, nó vẫn ở trong tình trạng sức khỏe tốt.